​Sous Chef La Gi

Sous Chef Là Gì? Thăng Tiến Lên Vị Trí Sous Chef, Tại Sao Không?

Được xem như cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng, Sous Chef là vị trí không chỉ cần kỹ năng tay nghề cao mà bạn phải có tố chất của một người quản lý. Sous Chef xứng đáng để bạn phấn đấu thăng tiến trong sự nghiệp nghề Bếp của mình. Vậy, bạn đã thật sự hiểu Sous Chef là gì và công việc của Sous Chef chưa?

Đối với mỗi nhà hàng, Bếp là bộ phận không thể thiếu và cũng chính là linh hồn của nhà hàng đó, tạo nên chất lượng chính cho sản phẩm phục vụ khách hàng. Để gian Bếp hoạt động được hiệu quả nhất, vai trò của Sous Chef là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể Sous Chef là gì cũng như công việc cụ thể của một Sous Chef trong nhà hàng.


Sous Chef – cánh tay phải đắc lực của Bếp trưởng điều hành - Ảnh: Internet

Sous Chef là gì?

Sous Chef là thuật ngữ chỉ vị trí Bếp phó, người có quyền hạn chỉ sau Bếp trưởng. Nếu Bếp trưởng điều hành có nhiệm vụ quản lý toàn bộ khu vực Bếp thì Bếp phó sẽ chịu trách nhiệm cho từng mảng công việc cụ thể. Khi Bếp trưởng vắng mặt, Bếp phó sẽ được toàn quyền quản lý, duy trì hoạt động và đảm bảo mọi việc trong gian Bếp diễn ra suôn sẻ. Một số nhà hàng, khách sạn cao cấp sẽ có nhiều hơn một Sous Chef để điều hành Bếp được chuyên nghiệp và kịp thời hơn.

Công việc cụ thể của một Sous Chef

Kiểm soát hoạt động ở khu vực quản lý

  • Phân chia các hạng mục cụ thể theo yêu cầu của Bếp trưởng điều hành.
  • Lên kế hoạch và phân công lịch làm việc cho nhân sự cấp dưới theo các hạng mục.
  • Đảm bảo mọi hoạt động ở khu vực mình quản lý được diễn ra đúng theo kế hoạch và đạt kết quả tốt nhất.

Điều phối nhân sự

  • Phân công nhiệm cụ cho Ca trưởng.
  • Đảm bảo số lượng nhân sự được phân chia đầy đủ cho các khu vực, làm việc nghiêm túc đúng tiêu chuẩn của nhà hàng.

Thiết lập thực đơn cho nhà hàng

  • Nắm bắt nhanh chóng xu hướng Ẩm thực và phối hợp cùng Quản lý nhà hàng, Bếp trưởng lên thực đơn đáp ứng thị hiếu khách hàng.
  • Hỗ trợ Bếp trưởng tính toán, định lượng công thức, nguyên liệu để đưa ra một mức giá phù hợp cho từng món ăn.

Thực hiện chế biến món ăn

  • Tiếp nhận thông tin các món ăn do mình phụ trách và chế biến theo yêu cầu của khách hàng.
  • Kiểm tra các món ăn đúng tiêu chuẩn về chất lượng – an toàn – thẩm mỹ.

Quản lý dụng cụ, thiết bị trong bếp

  • Phân công nhân sự bảo quản các công cụ dụng cụ, trang thiết bị trong bếp.
  • Phối hợp kiểm tra và bảo quản tất cả dụng cụ, thiết bị, đồng thời liên hệ với bộ phận Kỹ thuật để tiến hành bảo trì, sửa chữa nếu có nhu cầu.
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

    • Tiến hành tuyển dụng nhân viên mới để kịp thời đáp ứng số lượng công việc trong bếp.
    • Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập môi trường làm việc và đào tạo các kỹ năng liên quan.


    Sous Chef đòi hỏi một sự tổng hợp về chuyên môn và quản lý - Ảnh: Internet

    Ngoài các công việc trên, Sous Chef còn có nhiệm vụ điều hành khu vực Bếp khi Bếp trưởng vắng mặt, làm các báo cáo định kỳ và một số công việc khác theo yêu cầu của Bếp trưởng. Một Sous Chef xuất sắc phải đảm bảo về: Chuyên môn nấu nướng, khả năng nắm bắt xu hướng Ẩm thực, sự sáng tạo trong chế biến món ăn, kỹ năng quản lý và điều hành, kiến thức sâu rộng về Ẩm thực,…

    Nếu bạn đang có ý định theo đuổi sự nghiệp Đầu bếp và đã hiểu Sous Chef là gì, còn chần chừ gì mà không ngừng nỗ lực học hỏi, rèn luyện những phẩm chất cần có để trở thành một Sous Chef trong tương lai.

    Xem thêm: 

    Cách setup bàn ăn kiểu Âu

Nhận xét